Khi
những tia nắng cuối cùng đã tắt hẳn bên kia sườn núi cũng là lúc hai
dãy phòng học chìm vào yên ắng đến buồn bã. Một mình thơ thẩn trong sân trường,
nhìn về hướng cánh rừng già xa xa kia, tôi lại nhớ nhà da diết... Vậy mà
đã hơn ba mươi năm rồi đó, một khoảng thời gian không phải là ngắn, nhưng với
tôi cứ như vừa mới hôm nào.
Giờ này, mọi người đi suối tắm giặt
vẫn chưa về. Bữa cơm chiều chị nuôi đã nấu xong và dặn tôi nếu các thầy cô về
đủ cứ dọn ăn trước rồi còn soạn giáo án, đừng chờ chị vì về vì hôm nay chị dẫn
bé Kiệt đi tắm ở mọi nước mới tìm thấy ở khá xa chỗ thường khi vẫn đi.
Tôi
biết chỗ này vì Kiệt cũng đã dẫn tôi đến đó một lần. Kiệt là con trai đầu của
chị nuôi, cha chết trận lúc còn nằm trong bụng mẹ. Chị nuôi trước đây là một
giáo viên cấp một trước 1975, khi lập gia đình thì bỏ nghề, sau này chồng mất
chị xin làm cấp dưỡng để có tiền nuôi con và được điều về trường tôi làm chị
nuôi. Kiệt mới có năm tuổi, bụ bẩm rất đáng yêu và là đề tài cho các thầy
trường tôi chọc ghẹo. Khi hai mẹ con về trường, Hiệu trưởng sắp xếp cho một
phòng riêng trong khu tập thể gần nhà bếp cho tiện công việc của chị. Khi không
phụ mẹ nhặt rau trong bếp, Kiệt lại sang phòng các thầy chơi và thế là bị ghẹo
đến phát khóc. Thường là các thầy hay nhờ Kiệt đi ra chợ thôn cách trường
khoảng hai trăm mét để mua thuốc hút. Khi thằng bé mang thuốc về,
các thầy cứ chọc Kiệt, bảo là : " Sao ít thế, cháu làm rớt dọc đường phải
không ? '' Kiệt ngây thơ trả lời : " Đâu có nào, cháu đếm kỹ rồi
mà ". Các thầy lại ghẹo tiếp : " Kiệt chưa đi học làm sao mà đếm cho
chính xác ". Kiệt tức quá rống cổ cãi lại : " Cháu biết đếm thật mà,
không tin hỏi mẹ cháu xem, hỏi cả cô nữa ". Nghe Kiệt nhắc đến tôi, các
thầy cười xòa, xoa đầu Kiệt và bảo : " Hỏi cô à? Thôi được rồi, cho Kiệt
đi đó ".
Mỗi
lần Kiệt bị các thầy chọc ghẹo là không vin vào mẹ cũng vin vào tôi để tìm sự
bênh vực. Tôi nhớ có lần giữa trưa, chị nuôi đã ngủ say, Kiệt trốn mẹ sang
phòng các thầy chơi và được nhờ đi ra chợ mua rượu. Cháu đi khá lâu và khi về
đến trường thì bị các thầy phạt vì tội tu rượu dọc đường. Một thầy vẽ cái vòng
tròn vừa khít sát chân Kiệt rồi bắt đứng trong đó, hai tay khoanh lại không
được nhúc nhích, nếu chân xê dịch ra khỏi vòng tròn là bị khẻ vào chân.
Kiệt vừa sợ vừa đứng lâu trong tư thế bất động bị mỏi nên khóc òa lên. Chị nuôi
có lẽ nể các thầy nên không dám ra xin cho con mình khỏi tội. Tôi đang ngủ
trưa, giật mình khi nghe tiếng khóc của Kiệt, không biết cháu bị gì, ra xem thử
mới biết nguồn cơn. Nhìn Kiệt mặt mũi đỏ ửng, đầm đìa nước mắt mà thấy tội làm
sao, tôi xin các thầy tha cho Kiệt vì phạt thế cũng đủ rồi, cho cháu vào ngủ
trưa với mẹ. Khi tôi cầm tay dắt Kiệt vào buồng mẹ, tôi trở về phòng mình vẫn
còn nghe tiếng khóc nấc nghẹn đầy tấm tức của cậu bé.
Do
mẹ bận nấu cơm chiều cho cả nhà, nên thỉnh thoảng Kiệt lại theo tôi đi tắm
suối. Có một lần cháu bảo với tôi : " Cháu biết một chỗ tắm rất thích, mẹ
và cháu hay tới đó, để cháu dắt cô đi nhé ! " Thế là hai cô cháu hí hửng
leo thêm hai ba con dốc mới đến nơi. Quả đúng như lời Kiệt nói, mọi nước tuy
nhỏ hơn chỗ tắm công cộng nhưng có vẻ kín đáo hơn và ít người lui tới. Hai cô
cháu vừa tắm giặt xong, còn mải mê hái lá tàu bay về nêm canh khoai lang thì có
một tốp thanh niên từ đâu xuất hiện và buông lời trêu ghẹo : " Chào cô
giáo, mai chúng em lên trường, cô giáo dạy cho chúng em học với nhé! " Tôi không trả lời, vội giục Kiệt ra về. Hai cô cháu đi mới được mấy bước, có
một giọng nói vói theo: " Kiệt ơi! Cô giáo của Kiệt dễ thương quá! Giới
thiệu cho chú làm quen đi nhé!" Kiệt vừa đi vừa ngoái lại trả lời:
" Chú không được chọc ghẹo cô của cháu đâu đấy
nhé! "
Về
trường công tác được một năm, chị nuôi thuyên chuyển đi nơi khác vì trường tôi
số lượng giáo viên ở tập thể quá ít, không đủ chuẩn để cấp một chị nuôi. Ngày
chị nuôi dắt Kiệt ra đi, tôi đứng nhìn theo bóng hai mẹ con khuất dần cuối dốc.
Kiệt ngoái lại, một tay nắm lấy tay mẹ, tay còn lại vẫy mãi để chào tạm biệt
tôi. Bàn tay bụ bẩm đó bây giờ chắc phải là một bàn tay cứng cáp, khỏe mạnh của
một người đàn ông đầy bản lĩnh. Kiệt ơi! Mong cháu sẽ mãi là trụ cột cho mẹ
nương tựa tuổi già vì ngày xưa, mẹ cháu đã nuôi cháu trong hoàn cảnh góa bụa
khi còn quá trẻ với biết bao khó khăn, nhọc nhằn...
Ngày 12/11/2009
Trích dẫn (0)
ban mê thuột là hoa cúc quỳ
chứ... dã quỳ là ngươi nam gọi thui.
Cảm ơn lời góp ý của silent_ night. Mong bạn ghé thăm thường hơn.
Hoài niệm nào cũng đầy ắp tình
người. Tiếc là không nhìn thấy đoạn kết câu chuyện để trọn vẹn niềm vui.
Phàm những gì không có đoạn cuối
càng khiến người ta nhớ mãi không quên.
Cho uống cà phê với. Bộ DQV cũng ở Ban
Mê sao?
DQV sinh sống tại Sài
Gòn, chỉ một lần duy nhất được đến Ban Mê Thuột mà lòng nhớ mãi không quên.
Nhưng DQ vẫn có café Ban Mê để mời anh Ba uống. Mời anh tách café đậm đà hương
vị do DQ pha đây . Chắc không bằng café anh Ba uống ở chân cầu
Trường Tiền rồi. Anh Ba đừng chê nhé!
Kiệt đọc được bài viết của Dã Quỳ sẽ
nghĩ thêm ngoài mẹ ra còn có một "mẹ" nữa thương cháu. Mong cháu
trưởng thành.
Chào anh, mời anh vào nhà uống
tách cà phê đầu vụ đậm đà hương vị Ban Mê...
Tôi nghe ai đó từng nói:" vốn
liếng cuộc sống là những kỷ niệm đáng nhớ". Cuộc sống của hai mẹ con thật
đáng thương! Chị có tìm lại bây giờ họ thế nào. Kỷ niệm đẹp nuôi dưỡng tâm hồn
ta, cũng có nghĩa người có tâm hồn dẹp mới nhớ những kỷ
niệm đẹp. Tôi chưa phải là người chai sạn,nhưng chưa ghi lại được
những kỷ niệm như vậy.
DQ không có dịp quay về chốn cũ nên không biết sau ngần ấy năm, chị nuôi
và cháu Kiệt ra sao? Bây giờ, Kiệt phải là một người đàn ông đã trưởng thành ở
độ tuổi 35, 36. Nhưng trong tâm tưởng của DQ, Kiệt vẫn mãi là cậu bé hồn nhiên,
đáng yêu như thuở nào.
Đã rảnh viết bài mới rồi. Nhà tới đâu
rồi?
Dạ nhà sắp xong
rồi. DQ mệt đuối vì cứ phải dọn dẹp, theo dõi từng chút khi thợ làm bằng không
sẽ không đúng ý mình. Cố gắng lắm mới viết được một bài đó chứ ạ! Anh khỏe
không?
thăm bạn thấy nhà bạn có nhiều đồ cổ,quí nhưng
màu sắc trầm buồn,khiến tôi cảm buồn theo.
Kính chào NĐN. Rất vui vì NĐN ghé thăm. DQV có vào blog, đọc bài viết của NĐN
nhưng chưa hiểu hết vấn đề nên không dám mạo muội bình luận. Chúc NĐN luôn vui
khỏe
Cuộc sống mà chị, nhiều chuyện không
như ý muốn của chúng ta, phải cố mà sống thôi, phải tự mình thay đổi cách nhìn
nhận để lòng thoải mái hơn, có động lực hơn để phấn đấu.
Chào bạn, rất vui vì bạn đã ghé qua nhà tôi. Chúc vui
Áo em xanh cõi ta bà,
Trả lờiXóaTâm em vô lượng đóa hoa đại từ...
Chào phubong vo lần đầu ghé vào nhà tôi. Xin cảm ơn lời nhận xét của phubong.
XóaBài viết cũ từng tải trên blog, đã xóa đi, giờ tải trở lại nhân ngày 20/11 vì chưa có nguồn cảm hứng để viết thêm.
Chúc vui khỏe. Mời bạn ghé lại lần sau.