Ngày còn bé, tôi chỉ biết có mỗi một
bà ngoại và bà cũng thương tôi nhất, tôi đoán thế vì ngoại thường nói chuyện
với tôi nhiều nhất. Sáng nào cũng vậy, lúc mẹ tôi đi chợ, ngoại lại nằm
võng treo ở hàng ba, úm em trai tôi trong chiếc khăn rằn màu đỏ của ngoại cho
nó ngủ yên đến lúc mẹ tôi về nhà. Còn tôi thì quanh quẩn quanh bà ngoại, lúc
thì ngồi dưới chân, lúc leo lên hai cây mận mọc trước nhà hái trái. Và mở đầu
một ngày mới, bao giờ bà ngoại cũng hỏi tôi câu:" Con có thương bà ngoại
không? ". Khi tôi đáp :" Có ạ " thì bà cười sung sướng bảo;" Ừ,
ngoại già rồi, sắp miền rồi, tụi con thương ngoại làm ngoại vui lắm ". Sau
đó, ngoại lại bắt đầu kể về những ngày còn bé đi theo bà cố bán hàng ngoài
chợ, trưa về đội trên đầu một thúng gạo và thức ăn, lúc xuống đò qua
sông để về nhà, bước hụt chân làm rớt thúng gạo đang đội trên đầu xuống mé
sông, gạo vương vãi, ướt, lấm sình bùn, sợ bà cố mắng, ngoại vừa hốt mớ gạo
lấm láp bùn đất vừa khóc ròng ... Câu chuyện này ngày nào tôi cũng được nghe
ngoại kể, không biết có đến mấy ngàn lần và lần nào cũng rơm rớm nước mắt vì
nghĩ hôm đó chắc bà cố và ngoại phải nhịn đói rồi vì lấy gạo đâu để nấu cơm;
nhà nghèo chạy ăn từng bữa mà, bán xong bữa chợ, kiếm đồng lời mua gạo và thức
ăn thì đã bị trợt té đổ hết xuống sông rồi còn đâu?
Khi mẹ đi chợ về và làm việc nhà, lo cơm nước thì bà ngoại lại ra vườn làm cỏ. Đất nhà dì quá rộng, cỏ mọc um tùm, ngày nào ngoại và mẹ cũng làm mà không làm sao diệt cho hết cỏ được . Lúc ngoại làm cỏ, tôi được mẹ sai mang nước uống và trầu ra cho ngoại. Mẹ chỉ cho tôi cách tiêm trầu, ngoáy trầu và ngày nào trầu tôi tiêm ngoáy cũng đỏ và dẻo trông rất ngon. Những ngày nghỉ hè, cứ tầm 9 giờ sáng và 3 giờ chiều, tôi lại đội nón lá, tay cầm ca nước trà nóng, tay cầm ống ngoáy có sẵn trầu đã têm trong đó đi ra vườn tìm ngoại. Tôi thích nhất là lúc ngoại cho tôi những dây chùm bao dày đặc trái chín mọng mà trong lúc làm cỏ ngoại tìm được từ trong chòm gò mả bỏ hoang của chủ đất cũ. Trong lúc ngoại nghỉ xả hơi, uống nước, ăn trầu, tôi ngồi dưới lùm chuối già lùn mát rượi, bóc trái chùm bao ăn ngon lành. Bao giờ ngoại cũng nhắc:"Tay sạch không đó con?". Tôi cười và trả lời ngoại:"
Dạ, con rửa tay dưới mương rồi ngoại".
Mẹ tôi thường cắt thuốc Bắc nấu cho bà ngoại uống cho không đau nhức mình mẩy, tay chân và mạnh khỏe. Tôi rất thích mùi hương ngào ngạt của thuốc và nhất là những quả mứt cà na kèm vỏ tắc ngào đường thơm ngon, hấp dẫn. Chờ lúc mẹ bưng chén thuốc còn bốc khói thơm phức lên cho ngoại là tôi đi theo và quanh quẩn gần đó chờ ngoại gọi cho mứt. Mẹ mà bắt gặp là la không cho tôi lấy, bảo để cho ngoại ăn cho không đắng miệng sau khi uống thuốc. Ngoại cười hiền hậu bảo: " Má cho nó đó mà, má không thích mứt đâu, ngọt lịm khó chịu lắm..." Tôi biết bà ngoại chỉ nói thế là để có cớ cho tôi thôi chứ mứt cà na vỏ tắc thơm ngon như vậy, khó chịu đâu mà khó chịu không biết nữa và tôi càng tin là bà ngoại thương tôi nhất trong đám cháu.
Vài năm sau, ngoại già yếu, bắt đầu lẫn và hay nhìn thấy ma quỷ. Có hôm, ngoại chỉ mấy chiếc áo dài treo trên tường của chị em tôi bảo là ma đứng ở đó, lúc lại chui vào tủ quần áo rồi không biết đường ra, cả nhà đổ xô đi tìm ngoại, lúc tìm được, mẹ tôi hỏi vì sao bà lại chui vào tủ áo thì ngoại trả lời tìm đường về nhà nhưng đi lạc. Một lần vào nửa đêm, ngoại mở cửa nhà trên, ra cầu ao ngồi lúc trời đang mưa dầm, khóc thút thít vì không biết đường về, cả nhà đang ngủ say giật mình vì tiếng khóc văng vẳng của ngoại, chạy đi tìm mất cả hồn vía khi thấy ngoại trong tình cảnh như vậy. Lúc đưa được ngoại vào nhà, bà không nhận ra con cháu, cứ giữ chặt chiếc hộp đựng bút của tôi bảo là có tiền trong đó và không chịu đưa cho ai hết. Khổ thân tôi, do phiếu báo danh thi tuyển vào lớp đệ thất nhận về để trong đó bị ướt nước mưa lem nhem, phải giải trình với thầy cô mới được cho vào phòng thi. Buồn cười nhất là lần cậu tôi thấy bà ngoại yếu quá nên dẫn các con về thăm và ở lại đêm chơi với ngoại. Nửa đêm, ngoại lò mò đi khắp nhà, nhìn thấy các chị đang ngủ say trên bộ ván gõ nhà trên, sợ hãi la thất thanh:" Quỷ cái đâu mà nhiều quá!", làm cậu tôi sợ quá, sáng hôm sau vội đưa các chị ra về và không bao giờ ở lại đêm một lần nào nữa cả ...
Ngày ngoại ra đi trời mưa bão tầm tã. Tôi và dì ngồi cầm dù che cho thi thể ngoại , canh chừng linh miêu, chờ giờ khâm liệm. Ngồi lâu mệt mỏi, dì bỏ ra ngoài uống nước, tôi ngồi một mình cầm dù che cho ngoại mà vừa sợ vừa lo. Cái sợ của trẻ con trước người chết và lo linh miêu bất ngờ xâm nhập vào nhà. Nhiều lần tôi muốn đứng dậy và bỏ đi nhưng nhìn gương mặt hiền từ của ngoại như đang ngủ lại không đành lòng, đành ngồi yên mà tim đánh thùm thụp và lẩm nhẩm van vái:" Ngoại đừng nhát con nha!". Lúc đó, mẹ tôi mắc chạy chợ lo sắm sửa đồ làm đám, cậu tôi chưa lên kịp, các anh chị đi thông báo họ hàng chưa về, ba tôi đang lo tiếp khách đến thăm ở nhà ngoài. Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi ngồi trong buồng với ngoại mà không nghe bà kể chuyện ngày còn bé đội thúng gạo xuống đò qua sông trượt té... và nghe lòng lắm tâm trạng đến như vậy...
Bây giờ, hài cốt ông bà ngoại đã được đưa về nhà chị tôi, để ở nhà thờ cốt. Mỗi lần ra thăm, thắp hương cho ông bà, tôi đều có suy nghĩ không biết bây giờ bà ngoại ở nơi đâu? hương hồn có được thanh thản hay không? Có bao giờ quay lại bến sông xưa, chỗ ngày còn bé từng trợt chân làm đổ hết thúng gạo và thức ăn xuống triền sông hay không? Mà chẳng biết bến sông xưa có còn hay không hay giờ đây đã là những dãy nhà phố hiện đại mọc san sát bên nhau, che khuất bến sông rồi?...
Khi mẹ đi chợ về và làm việc nhà, lo cơm nước thì bà ngoại lại ra vườn làm cỏ. Đất nhà dì quá rộng, cỏ mọc um tùm, ngày nào ngoại và mẹ cũng làm mà không làm sao diệt cho hết cỏ được . Lúc ngoại làm cỏ, tôi được mẹ sai mang nước uống và trầu ra cho ngoại. Mẹ chỉ cho tôi cách tiêm trầu, ngoáy trầu và ngày nào trầu tôi tiêm ngoáy cũng đỏ và dẻo trông rất ngon. Những ngày nghỉ hè, cứ tầm 9 giờ sáng và 3 giờ chiều, tôi lại đội nón lá, tay cầm ca nước trà nóng, tay cầm ống ngoáy có sẵn trầu đã têm trong đó đi ra vườn tìm ngoại. Tôi thích nhất là lúc ngoại cho tôi những dây chùm bao dày đặc trái chín mọng mà trong lúc làm cỏ ngoại tìm được từ trong chòm gò mả bỏ hoang của chủ đất cũ. Trong lúc ngoại nghỉ xả hơi, uống nước, ăn trầu, tôi ngồi dưới lùm chuối già lùn mát rượi, bóc trái chùm bao ăn ngon lành. Bao giờ ngoại cũng nhắc:"
Mẹ tôi thường cắt thuốc Bắc nấu cho bà ngoại uống cho không đau nhức mình mẩy, tay chân và mạnh khỏe. Tôi rất thích mùi hương ngào ngạt của thuốc và nhất là những quả mứt cà na kèm vỏ tắc ngào đường thơm ngon, hấp dẫn. Chờ lúc mẹ bưng chén thuốc còn bốc khói thơm phức lên cho ngoại là tôi đi theo và quanh quẩn gần đó chờ ngoại gọi cho mứt. Mẹ mà bắt gặp là la không cho tôi lấy, bảo để cho ngoại ăn cho không đắng miệng sau khi uống thuốc. Ngoại cười hiền hậu bảo: " Má cho nó đó mà, má không thích mứt đâu, ngọt lịm khó chịu lắm..." Tôi biết bà ngoại chỉ nói thế là để có cớ cho tôi thôi chứ mứt cà na vỏ tắc thơm ngon như vậy, khó chịu đâu mà khó chịu không biết nữa và tôi càng tin là bà ngoại thương tôi nhất trong đám cháu.
Vài năm sau, ngoại già yếu, bắt đầu lẫn và hay nhìn thấy ma quỷ. Có hôm, ngoại chỉ mấy chiếc áo dài treo trên tường của chị em tôi bảo là ma đứng ở đó, lúc lại chui vào tủ quần áo rồi không biết đường ra, cả nhà đổ xô đi tìm ngoại, lúc tìm được, mẹ tôi hỏi vì sao bà lại chui vào tủ áo thì ngoại trả lời tìm đường về nhà nhưng đi lạc. Một lần vào nửa đêm, ngoại mở cửa nhà trên, ra cầu ao ngồi lúc trời đang mưa dầm, khóc thút thít vì không biết đường về, cả nhà đang ngủ say giật mình vì tiếng khóc văng vẳng của ngoại, chạy đi tìm mất cả hồn vía khi thấy ngoại trong tình cảnh như vậy. Lúc đưa được ngoại vào nhà, bà không nhận ra con cháu, cứ giữ chặt chiếc hộp đựng bút của tôi bảo là có tiền trong đó và không chịu đưa cho ai hết. Khổ thân tôi, do phiếu báo danh thi tuyển vào lớp đệ thất nhận về để trong đó bị ướt nước mưa lem nhem, phải giải trình với thầy cô mới được cho vào phòng thi. Buồn cười nhất là lần cậu tôi thấy bà ngoại yếu quá nên dẫn các con về thăm và ở lại đêm chơi với ngoại. Nửa đêm, ngoại lò mò đi khắp nhà, nhìn thấy các chị đang ngủ say trên bộ ván gõ nhà trên, sợ hãi la thất thanh:" Quỷ cái đâu mà nhiều quá!", làm cậu tôi sợ quá, sáng hôm sau vội đưa các chị ra về và không bao giờ ở lại đêm một lần nào nữa cả ...
Ngày ngoại ra đi trời mưa bão tầm tã. Tôi và dì ngồi cầm dù che cho thi thể ngoại , canh chừng linh miêu, chờ giờ khâm liệm. Ngồi lâu mệt mỏi, dì bỏ ra ngoài uống nước, tôi ngồi một mình cầm dù che cho ngoại mà vừa sợ vừa lo. Cái sợ của trẻ con trước người chết và lo linh miêu bất ngờ xâm nhập vào nhà. Nhiều lần tôi muốn đứng dậy và bỏ đi nhưng nhìn gương mặt hiền từ của ngoại như đang ngủ lại không đành lòng, đành ngồi yên mà tim đánh thùm thụp và lẩm nhẩm van vái:" Ngoại đừng nhát con nha!". Lúc đó, mẹ tôi mắc chạy chợ lo sắm sửa đồ làm đám, cậu tôi chưa lên kịp, các anh chị đi thông báo họ hàng chưa về, ba tôi đang lo tiếp khách đến thăm ở nhà ngoài. Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi ngồi trong buồng với ngoại mà không nghe bà kể chuyện ngày còn bé đội thúng gạo xuống đò qua sông trượt té... và nghe lòng lắm tâm trạng đến như vậy...
Bây giờ, hài cốt ông bà ngoại đã được đưa về nhà chị tôi, để ở nhà thờ cốt. Mỗi lần ra thăm, thắp hương cho ông bà, tôi đều có suy nghĩ không biết bây giờ bà ngoại ở nơi đâu? hương hồn có được thanh thản hay không? Có bao giờ quay lại bến sông xưa, chỗ ngày còn bé từng trợt chân làm đổ hết thúng gạo và thức ăn xuống triền sông hay không? Mà chẳng biết bến sông xưa có còn hay không hay giờ đây đã là những dãy nhà phố hiện đại mọc san sát bên nhau, che khuất bến sông rồi?...
Ngày 31/05/2009
Câu chuyện thật cảm động. Tình yêu và hình ảnh của ngoại vẫn như còn hiện hữu...bên ta phải không chị?
Trả lờiXóaEm nói đúng đó Cỏ Tranh. Hình ảnh người thân không bao giờ phai nhạt trong lòng chúng ta và tình yêu của ngoại vẫn còn mãi bên chị. Mỗi năm đến ngày giỗ ngoại, chị nhớ bà lắm em à! Em thật hạnh phúc vì vẫn còn ngoại. Cho chị gọi ké bà ngoại với nha!
Xóa