Mẹ là một ánh trăng rằm,
Bờ vai để tựa bao năm cuộc đời.
Một ngày Mẹ bỗng đi chơi,
Con chờ mòn mỏi Mẹ ơi, chẳng về !
Đêm thâu mắt lệ não nề,
Nhớ thương hiền mẫu đã về Tây phương
Mãn tang lòng vẫn sầu thương
Bao giờ nguôi được huyên đường cách xa ?
Trăng non rồi cũng xế tà,
Niềm đau muôn thuở trong ta mãi còn...
Một ngày Mẹ bỗng đi chơi,
Con chờ mòn mỏi Mẹ ơi, chẳng về !
Đêm thâu mắt lệ não nề,
Nhớ thương hiền mẫu đã về Tây phương
Mãn tang lòng vẫn sầu thương
Bao giờ nguôi được huyên đường cách xa ?
Trăng non rồi cũng xế tà,
Niềm đau muôn thuở trong ta mãi còn...
Mãn tang Mẹ gần ba tháng rồi mà trong lòng con vẫn chưa thể chấp nhận được việc mình đã là " một đứa trẻ " mồ côi... Nhiều lúc con cứ như sắp nổi điên vì tìm Mẹ khắp nơi mà không gặp. Ban đêm con không ngủ được vì mường tượng bóng hình của Mẹ còn hiện diện đâu đây. Con viết rất nhiều bài về Mẹ từ sau ngày Mẹ mất nhưng thỉnh thoảng mới dám đọc lại vì mỗi lần đọc là tim con đau thắt, khó thở và mệt vô cùng. Thời gian gần đây, sức khỏe con suy kém và thường xuyên ốm vặt. Có một lần ốm nặng quá phải đi bệnh viện làm các xét nghiệm và khi biết mình đang mang nhiều thứ bệnh cần phải điều trị, con mới bình tâm trở lại. Con đã già rồi, sức tàn lực kiệt thì con làm sao có thể phụng dưỡng cho Mẹ thật tốt ? Con đành chấp nhận mệnh Trời dù đôi khi lòng vẫn đớn đau cùng cực...
Hôm nay, nhân NGÀY CỦA MẸ sắp đến, con chọn ra hai trong số những bài viết về Mẹ tải lên đây để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn và sự tiếc thương Mẹ đến muôn đời...
Ngày 05/5/2016 _ VTN
Ngày 05/5/2016 _ VTN
CHIẾC ÁO DÀI ĐẦU TIÊN CỦA TÔI
Năm tôi vào đệ thất, lớp sáu bây giờ, nữ sinh Trung học phải mặc áo dài theo quy định của nhà trường. Còn chỉ mấy ngày nữa là khai trường mà tôi vẫn chưa có áo dài để mặc đi học. Nhìn bạn bè khoe quần áo, tập sách mới, tôi buồn lắm nhưng không dám nhắc Mẹ sắm đồ cho tôi vì biết Mẹ chưa có tiền chứ không phải Mẹ không quan tâm.
Cách hai ngày là nhập học, Mẹ đi chợ mua một xấp vải may áo dài. Vừa về đến nhà, Mẹ đã mang ngâm khúc vải vào trong nước khoảng ba giờ cho vải rút hết cỡ rồi vắt ráo, mang phơi để ngay chiều đó may áo cho tôi. Mẹ chưa học may bao giờ nhưng do sáng dạ, Mẹ tự cắt may quần áo cho cả nhà nên riết rồi may cũng khéo. Năm nào Mẹ chẳng may quần áo Tết cho một đại gia đình đông đúc, nhà tôi, nhà các cậu dì bên ngoại. Nhưng đây là lần đầu tiên Mẹ may áo dài. Chà! Không biết Mẹ có may được hay không? Tôi hồi hộp lắm nên bám sát xem Mẹ sẽ làm sao đây? Tôi lẩm nhẩm cầu trời cho Mẹ đừng cắt hư khúc vải, khoét lộn cổ như lần mẹ may chiếc áo túi cho bà ngoại năm trước.
Cơm trưa xong, trong khi chờ khúc vải khô, Mẹ lôi trong tủ ra chiếc áo dài cũ đã rách hai khuỷu tay, bạc màu không còn mặc nữa của chị. Mẹ tỉ mỉ tháo hết chiếc áo ra mất cả tiếng đồng hồ. Mẹ dùng bàn ủi than là cho phẳng phiu những chỗ đường may bị vênh, gấp trên thân áo. Sau đó, Mẹ đặt thân áo lên tờ giấy báo cũ, vẽ thành một rập áo khác, chỉnh sửa vài chỗ cho vừa kích cỡ với tôi. Ngắm lui tới vài lần, chỉnh sửa vài chỗ, đã vừa ý, Mẹ dùng kéo cắt tờ giấy báo thành một rập áo dài mới cho tôi.
Mẹ mang khúc vải vừa mới khô vào nhà, là sơ qua rồi xếp vải cho vừa ni tấc với rập áo đã có sẵn, cân nhắc cẩn thận rồi mới cắt áo. Thời đó chưa có vắt xổ máy nên Mẹ may lộn. Mẹ cẩn thận lắm, bao giờ cũng may lượt trước cho mép vải nằm vừa khít rồi mới may chính thức trên máy. Mẹ mua loại vải lin - phăng rẻ tiền, pha nhiều sợi ni lông nên thân vải cứng, hay cong và tưa mép vì vậy Mẹ may thật vất vả. Áo dài may khó nhất là phần vào cổ áo, đường hò để cài nút và tà áo sao cho ôm vào thân, đừng cong vển, khi mặc áo mới đẹp. Suốt một buổi chiều cặm cụi, Mẹ cũng đã hoàn thành cơ bản phần thân trên của áo. Các phần vừa may xong, Mẹ đều đã may lượt cho đừng bung chỉ. Mẹ đạp máy bốn đường tà để sẵn. Mẹ tạm dừng việc may vá lại vì phải lo cơm chiều, cho gà vịt ăn và một vài công việc linh tinh cuối ngày.
Buổi tối, Mẹ ngồi luông áo bên ngọn đèn dầu leo lét. Tôi ngồi bên cạnh vuốt sáp chỉ và xỏ sẵn kim cho Mẹ. Đến hai mốt giờ, bắt đầu có chương trình Dạ Lan, Mẹ bắt tôi đi ngủ, còn hai đứa em đã được Mẹ dỗ giấc từ đầu hôm rồi. Tôi nằm trong mùng mà nôn nao, trăn trở vì chiếc áo chưa may xong của mình. Thỉnh thoảng, tôi trở mình ngồi bật dậy ngó ra thì Mẹ lại đằng hắng nhắc nhở, sợ Mẹ buồn vì không vâng lời, tôi vội nằm ngay xuống. Sau đó, tôi ngủ quên luôn một giấc thẳng cẳng cho tới sáng.
Chiếc áo dài đã được Mẹ may xong, treo trên sợi dây kẽm phơi đồ ngoài sân. Bên cạnh là chiếc quần đen còn khá mới của Mẹ vừa được sửa lại cho tôi mặc cặp với chiếc áo dài đó. Mẹ đã thức khuya để may cho xong chiếc áo. Mẹ còn dậy sớm giặt sạch để chuẩn bị cho ngày mai tôi có đồng phục đến trường, bước vào quãng đời nữ sinh Trung học đầu tiên đẹp tươi, hoa mộng. Lúc đó, lòng tôi tràn đầy hân hoan, vui sướng chứ không phải như bây giờ khi ghi lại sự việc trên, tôi lại để rơi lã chã những giọt nước mắt dạt dào cảm xúc vừa thương vừa biết ơn Mẹ mình xuống bàn phím...
Ngày khai trường, tôi mặc bộ áo dài đẹp nhất trên đời vì đó là tất cả tấm lòng, tình yêu và sự hy sinh của Mẹ tôi. Nguyên năm đệ thất tôi chỉ có một chiếc áo dài duy nhất nhưng nhờ Mẹ biết cách chọn vải giặt mau khô nên tôi cũng không gặp khó khăn gì trong y phục. Sang năm đệ lục, Mẹ dành dụm may cho tôi được hai chiếc áo dài bằng vải ba - tít để có thay đổi trong khi bạn bè tôi toàn mặc tơ sống là loại vải mới rất được ưa chuộng, còn các bạn con nhà giàu có thì mặc vải xoa nhung, xoa xít. Sợ tôi so bì với chúng bạn rồi tủi thân, Mẹ giải thích vải ba tít mặc mát, rút mồ hôi lại bền còn tơ sống tuy đẹp nhưng mau tưa hay trầy xước sẽ không phù hợp với hoàn cảnh gia đình tôi. Sau này, tôi tự cắt may áo dài cho mình năm học lớp Tám, cũng bắt chước theo cách Mẹ từng may áo cho tôi và nhờ Mẹ bày cho cách ráp cổ áo sao cho đẹp, xẻ tà sao cho khéo. Mãi đến năm học lớp 12 (niên khóa 1974_ 1975), tôi mới được Mẹ cho tiền may hai chiếc áo dài trắng bằng vải tô-tơ-ron 3000 đầu tiên ngoài tiệm. Hai chiếc áo này tôi vẫn còn mặc đứng lớp trong đợt đi " Thực tập Sư Phạm " trước khi tốt nghiệp ra trường đi dạy vào năm 1978.
Trong suốt quãng đời đi học rồi đi dạy, tôi có rất nhiều chiếc áo dài khác nhau nhưng tôi vẫn luôn yêu quý chiếc áo dài đầu tiên của mình nhất. Bởi vì đó là chiếc áo có được nhờ sự tần tảo, giật gấu vá vai và tình yêu thương con vô bờ bến của người Mẹ mà tôi trọn đời yêu kính....
Ngày 12/10/2013 _ VTN
Cách hai ngày là nhập học, Mẹ đi chợ mua một xấp vải may áo dài. Vừa về đến nhà, Mẹ đã mang ngâm khúc vải vào trong nước khoảng ba giờ cho vải rút hết cỡ rồi vắt ráo, mang phơi để ngay chiều đó may áo cho tôi. Mẹ chưa học may bao giờ nhưng do sáng dạ, Mẹ tự cắt may quần áo cho cả nhà nên riết rồi may cũng khéo. Năm nào Mẹ chẳng may quần áo Tết cho một đại gia đình đông đúc, nhà tôi, nhà các cậu dì bên ngoại. Nhưng đây là lần đầu tiên Mẹ may áo dài. Chà! Không biết Mẹ có may được hay không? Tôi hồi hộp lắm nên bám sát xem Mẹ sẽ làm sao đây? Tôi lẩm nhẩm cầu trời cho Mẹ đừng cắt hư khúc vải, khoét lộn cổ như lần mẹ may chiếc áo túi cho bà ngoại năm trước.
Cơm trưa xong, trong khi chờ khúc vải khô, Mẹ lôi trong tủ ra chiếc áo dài cũ đã rách hai khuỷu tay, bạc màu không còn mặc nữa của chị. Mẹ tỉ mỉ tháo hết chiếc áo ra mất cả tiếng đồng hồ. Mẹ dùng bàn ủi than là cho phẳng phiu những chỗ đường may bị vênh, gấp trên thân áo. Sau đó, Mẹ đặt thân áo lên tờ giấy báo cũ, vẽ thành một rập áo khác, chỉnh sửa vài chỗ cho vừa kích cỡ với tôi. Ngắm lui tới vài lần, chỉnh sửa vài chỗ, đã vừa ý, Mẹ dùng kéo cắt tờ giấy báo thành một rập áo dài mới cho tôi.
Mẹ mang khúc vải vừa mới khô vào nhà, là sơ qua rồi xếp vải cho vừa ni tấc với rập áo đã có sẵn, cân nhắc cẩn thận rồi mới cắt áo. Thời đó chưa có vắt xổ máy nên Mẹ may lộn. Mẹ cẩn thận lắm, bao giờ cũng may lượt trước cho mép vải nằm vừa khít rồi mới may chính thức trên máy. Mẹ mua loại vải lin - phăng rẻ tiền, pha nhiều sợi ni lông nên thân vải cứng, hay cong và tưa mép vì vậy Mẹ may thật vất vả. Áo dài may khó nhất là phần vào cổ áo, đường hò để cài nút và tà áo sao cho ôm vào thân, đừng cong vển, khi mặc áo mới đẹp. Suốt một buổi chiều cặm cụi, Mẹ cũng đã hoàn thành cơ bản phần thân trên của áo. Các phần vừa may xong, Mẹ đều đã may lượt cho đừng bung chỉ. Mẹ đạp máy bốn đường tà để sẵn. Mẹ tạm dừng việc may vá lại vì phải lo cơm chiều, cho gà vịt ăn và một vài công việc linh tinh cuối ngày.
Buổi tối, Mẹ ngồi luông áo bên ngọn đèn dầu leo lét. Tôi ngồi bên cạnh vuốt sáp chỉ và xỏ sẵn kim cho Mẹ. Đến hai mốt giờ, bắt đầu có chương trình Dạ Lan, Mẹ bắt tôi đi ngủ, còn hai đứa em đã được Mẹ dỗ giấc từ đầu hôm rồi. Tôi nằm trong mùng mà nôn nao, trăn trở vì chiếc áo chưa may xong của mình. Thỉnh thoảng, tôi trở mình ngồi bật dậy ngó ra thì Mẹ lại đằng hắng nhắc nhở, sợ Mẹ buồn vì không vâng lời, tôi vội nằm ngay xuống. Sau đó, tôi ngủ quên luôn một giấc thẳng cẳng cho tới sáng.
Chiếc áo dài đã được Mẹ may xong, treo trên sợi dây kẽm phơi đồ ngoài sân. Bên cạnh là chiếc quần đen còn khá mới của Mẹ vừa được sửa lại cho tôi mặc cặp với chiếc áo dài đó. Mẹ đã thức khuya để may cho xong chiếc áo. Mẹ còn dậy sớm giặt sạch để chuẩn bị cho ngày mai tôi có đồng phục đến trường, bước vào quãng đời nữ sinh Trung học đầu tiên đẹp tươi, hoa mộng. Lúc đó, lòng tôi tràn đầy hân hoan, vui sướng chứ không phải như bây giờ khi ghi lại sự việc trên, tôi lại để rơi lã chã những giọt nước mắt dạt dào cảm xúc vừa thương vừa biết ơn Mẹ mình xuống bàn phím...
Ngày khai trường, tôi mặc bộ áo dài đẹp nhất trên đời vì đó là tất cả tấm lòng, tình yêu và sự hy sinh của Mẹ tôi. Nguyên năm đệ thất tôi chỉ có một chiếc áo dài duy nhất nhưng nhờ Mẹ biết cách chọn vải giặt mau khô nên tôi cũng không gặp khó khăn gì trong y phục. Sang năm đệ lục, Mẹ dành dụm may cho tôi được hai chiếc áo dài bằng vải ba - tít để có thay đổi trong khi bạn bè tôi toàn mặc tơ sống là loại vải mới rất được ưa chuộng, còn các bạn con nhà giàu có thì mặc vải xoa nhung, xoa xít. Sợ tôi so bì với chúng bạn rồi tủi thân, Mẹ giải thích vải ba tít mặc mát, rút mồ hôi lại bền còn tơ sống tuy đẹp nhưng mau tưa hay trầy xước sẽ không phù hợp với hoàn cảnh gia đình tôi. Sau này, tôi tự cắt may áo dài cho mình năm học lớp Tám, cũng bắt chước theo cách Mẹ từng may áo cho tôi và nhờ Mẹ bày cho cách ráp cổ áo sao cho đẹp, xẻ tà sao cho khéo. Mãi đến năm học lớp 12 (niên khóa 1974_ 1975), tôi mới được Mẹ cho tiền may hai chiếc áo dài trắng bằng vải tô-tơ-ron 3000 đầu tiên ngoài tiệm. Hai chiếc áo này tôi vẫn còn mặc đứng lớp trong đợt đi " Thực tập Sư Phạm " trước khi tốt nghiệp ra trường đi dạy vào năm 1978.
Trong suốt quãng đời đi học rồi đi dạy, tôi có rất nhiều chiếc áo dài khác nhau nhưng tôi vẫn luôn yêu quý chiếc áo dài đầu tiên của mình nhất. Bởi vì đó là chiếc áo có được nhờ sự tần tảo, giật gấu vá vai và tình yêu thương con vô bờ bến của người Mẹ mà tôi trọn đời yêu kính....
Ngày 12/10/2013 _ VTN
NỤ CƯỜI MỘT THỜI CỦA MẸ
Mẹ tôi có nụ cười rất đẹp, rất duyên. Ai tiếp xúc với Mẹ cũng bảo thế. Vậy mà có một thời tôi đã khóc thầm vì nụ cười của Mẹ...
Năm 1978, tôi ra trường đi dạy học ở một huyện miền núi cách nhà hơn 200 cây số. Mỗi năm tôi chỉ có thể về thăm nhà hai lần vào dịp nghỉ hè và Tết. Một phần vì đi lại phải xin nghỉ mất cả tuần lễ, không có ai dạy thay và quan trọng hơn là không có tiền lộ phí. Một năm, tôi dành dụm giỏi lắm cũng chỉ đủ mua quà Tết về nhà và vài thùng gạo, tiền góp ăn chung với gia đình trong hai tháng rưỡi nghỉ hè. Anh tôi là kinh tế chính trong gia đình, vừa nuôi vợ con vừa nuôi mẹ già và hai đứa em đang còn ăn học. Thấy anh vất vả kiếm việc làm thêm, lúc bán bánh tráng khoai ở cổng trường cách nhà gần hai chục cây số, lúc bán tập vở bút viết cho học sinh trong trường đang dạy, ra nhà phụ bạn đồng nghiệp dạy chung trường làm ruộng để được chia gạo về ăn... nên Mẹ cũng kiếm việc làm thêm.
Cạnh nhà có anh Bảy kéo vỏ xe, một cơ sở tạo không ít công việc làm cho bà con nghèo trong xóm. Anh tìm mua vỏ xe máy cày, xe tải về cắt bỏ lớp nhựa bên ngoài, rút những sợi cước bên trong mang tuốt sạch nhựa, tái chế ra vỏ ruột xe đạp, xe honda mới xài rất bền. Bà con trong xóm đến nhà anh xin nhận những cọng mủ vỏ xe còn dính chỉ cước trong đó về xé với giá hai mươi lăm xu một kí lô. Mỗi nhà chia nhau mỗi ngày năm, bảy kí lô để kiếm thêm mấy đồng tiền còi cọc. Mẹ tôi không phải bà con thân thuộc, không quen thân với gia đình anh Bảy nên anh cho nhận những cọng nhựa nằm sát cạnh vành bánh xe nên chỉ đã ngắn, nhựa bọc bên ngoài lại dày và cứng vô cùng. Tước một cọng nhựa được có chừng năm, bảy sợi chỉ mất cả mười phút mà làm không khéo là kim đâm chảy máu tay. Nghỉ hè, tôi từng làm phụ Mẹ nên biết sự vất vả, nguy hiểm như thế nào khi làm công việc này. Một lần thằng cháu trai nhà tôi về thăm bà nội, không quen làm, cố sức rứt mạnh cọng chỉ, quá đà kim đâm trúng mắt phải đi bệnh viện cấp cứu.
Hè năm 1979, trong lúc hai mẹ con ngồi ngoài hàng ba tước chỉ, Mẹ mới kể cho tôi nghe một chuyện đau lòng. Mẹ kể với gương mặt bình thản vì chuyện xảy ra cách đó vài tháng, lúc tôi đi dạy xa nhà. Mẹ nói chiều đó em gái tôi mang số chỉ sợi và những mụn cao su vụn ra khi xé chỉ qua nhà anh Bảy giao lại cho chủ. Sau khi cân xong, trừ hao hụt bụi bặm rơi ra khi xé chỉ, anh Bảy không nhập số lượng làm được trong ngày vào sổ để cuối tuần cộng lại trả công luôn một thể như mọi ngày mà nói em gái về nhà kêu Mẹ tôi qua anh nói chuyện. Nghe em về báo, Mẹ lật đật chạy sang, trong lòng thắc mắc không biết có chuyện gì? Anh Bảy nhìn Mẹ tôi với ánh mắt dò xét, hỏi có để lộn ở đâu hay không mà số lượng chỉ mủ nhà tôi giao lại mất đi khoảng nửa kí lô. Mẹ tôi tái mặt trả lời không có giữ lại, lãnh bao nhiêu làm xong nhà tôi mang giao hết. Anh Bảy tỏ ý giận dữ, bảo Mẹ tôi tiếp tục về kiếm cho ra số thất thoát đó, không cho nhận hàng về làm tiếp nữa...
Mẹ tôi thất thểu ra về, lòng tủi cực vô cùng vì ám ảnh bởi ánh mắt nghi ngờ, khó chịu của anh Bảy, sự xói mói của đám công thợ làm việc tại nhà anh. Về nhà, Mẹ và em gái tìm khắp nơi mà không ra, buồn bực Mẹ bỏ cả cơm chiều. Đêm đó, Mẹ tôi gần như thức trắng vì nỗi hàm oan, đau đớn. Gia đình tôi tuy nghèo nhưng tự hào chưa từng tham lam lấy của ai một cây kim, cọng chỉ nào. Mẹ khóc đỏ cả mắt vì số phận trêu ngươi đến thế là cùng... Sáng sớm hôm sau, thằng em trai tôi đi cạy củi xe be về, xách tòn teng một túi chỉ nhựa đã xé xong về nhà. Mẹ tôi hỏi cái này đâu ra, em trai nói con thấy Mẹ nhận mủ sợi về xé có nhiều cọng cứng quá, sợ Mẹ sức yếu xé không nổi nên con lấy giấu đi rồi mang ra bãi đổ xe be, trong lúc chờ xe về con tranh thủ tước giùm cho Mẹ.
Mẹ tôi không biết nói gì, nước mắt ứa ra trong nỗi tủi mừng khôn xiết. Em trai sau khi nghe Mẹ kể lại chuyện, vội mang số mủ nhựa đó qua nhà anh Bảy giao thêm, nhận lỗi vì đã để xảy ra việc hiểu lầm đáng tiếc trên. Anh Bảy cân lại cũng vừa với số đã thất thoát, ghi sổ rồi cho em trai tôi nhận hàng mới về làm. Về sau, chị Bảy mỗi lúc giao hàng cho nhà tôi đều chọn những cọng chỉ tương đối dễ làm hơn và cũng bắt đầu đối xử tốt hơn với Mẹ tôi. Sau này, các con của anh chị Bảy đều là học sinh của anh trai tôi và cả tôi nữa. Chính tôi đã kèm lại môn Toán lớp Năm cho con gái út và một đứa cháu gái nhà anh chị Bảy khi hai cháu thi rớt đợt đầu tuyển sinh lên lớp Sáu và các cháu đã đỗ vào đợt tuyển sinh lần thứ hai với điểm Toán rất cao. Từ đó, gia đình họ mới tỏ ra quý trọng chúng tôi hơn.
Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ mãi nụ cười của Mẹ khi kể lại câu chuyện trên. Một nụ cười cam chịu, chua xót, bẽn lẽn, tủi hổ vì cái thân phận nghèo khó của mình... Có một người bạn khá thân trên blogspot không đồng ý tôi nghĩ về nụ cười của Mẹ như vậy, muốn được bổ sung " đó là nụ cười VỊ THA của một người " NGHÈO mà không HÈN " đối với cuộc đời và con người ". Mong mọi người vui lòng cho tôi được bổ sung điều đó vào bài viết này nhé!
Đáng buồn thay người nghèo luôn bị những kẻ giàu sang coi thường, hiểu nhầm, nghi kỵ, mặc dù họ không hề phạm tội mà có khi còn sống tốt đẹp, lương thiện hơn nhiều người khác gấp bao nhiêu lần!
Ngày 22/10/2013 _ VTN
Năm 1978, tôi ra trường đi dạy học ở một huyện miền núi cách nhà hơn 200 cây số. Mỗi năm tôi chỉ có thể về thăm nhà hai lần vào dịp nghỉ hè và Tết. Một phần vì đi lại phải xin nghỉ mất cả tuần lễ, không có ai dạy thay và quan trọng hơn là không có tiền lộ phí. Một năm, tôi dành dụm giỏi lắm cũng chỉ đủ mua quà Tết về nhà và vài thùng gạo, tiền góp ăn chung với gia đình trong hai tháng rưỡi nghỉ hè. Anh tôi là kinh tế chính trong gia đình, vừa nuôi vợ con vừa nuôi mẹ già và hai đứa em đang còn ăn học. Thấy anh vất vả kiếm việc làm thêm, lúc bán bánh tráng khoai ở cổng trường cách nhà gần hai chục cây số, lúc bán tập vở bút viết cho học sinh trong trường đang dạy, ra nhà phụ bạn đồng nghiệp dạy chung trường làm ruộng để được chia gạo về ăn... nên Mẹ cũng kiếm việc làm thêm.
Cạnh nhà có anh Bảy kéo vỏ xe, một cơ sở tạo không ít công việc làm cho bà con nghèo trong xóm. Anh tìm mua vỏ xe máy cày, xe tải về cắt bỏ lớp nhựa bên ngoài, rút những sợi cước bên trong mang tuốt sạch nhựa, tái chế ra vỏ ruột xe đạp, xe honda mới xài rất bền. Bà con trong xóm đến nhà anh xin nhận những cọng mủ vỏ xe còn dính chỉ cước trong đó về xé với giá hai mươi lăm xu một kí lô. Mỗi nhà chia nhau mỗi ngày năm, bảy kí lô để kiếm thêm mấy đồng tiền còi cọc. Mẹ tôi không phải bà con thân thuộc, không quen thân với gia đình anh Bảy nên anh cho nhận những cọng nhựa nằm sát cạnh vành bánh xe nên chỉ đã ngắn, nhựa bọc bên ngoài lại dày và cứng vô cùng. Tước một cọng nhựa được có chừng năm, bảy sợi chỉ mất cả mười phút mà làm không khéo là kim đâm chảy máu tay. Nghỉ hè, tôi từng làm phụ Mẹ nên biết sự vất vả, nguy hiểm như thế nào khi làm công việc này. Một lần thằng cháu trai nhà tôi về thăm bà nội, không quen làm, cố sức rứt mạnh cọng chỉ, quá đà kim đâm trúng mắt phải đi bệnh viện cấp cứu.
Hè năm 1979, trong lúc hai mẹ con ngồi ngoài hàng ba tước chỉ, Mẹ mới kể cho tôi nghe một chuyện đau lòng. Mẹ kể với gương mặt bình thản vì chuyện xảy ra cách đó vài tháng, lúc tôi đi dạy xa nhà. Mẹ nói chiều đó em gái tôi mang số chỉ sợi và những mụn cao su vụn ra khi xé chỉ qua nhà anh Bảy giao lại cho chủ. Sau khi cân xong, trừ hao hụt bụi bặm rơi ra khi xé chỉ, anh Bảy không nhập số lượng làm được trong ngày vào sổ để cuối tuần cộng lại trả công luôn một thể như mọi ngày mà nói em gái về nhà kêu Mẹ tôi qua anh nói chuyện. Nghe em về báo, Mẹ lật đật chạy sang, trong lòng thắc mắc không biết có chuyện gì? Anh Bảy nhìn Mẹ tôi với ánh mắt dò xét, hỏi có để lộn ở đâu hay không mà số lượng chỉ mủ nhà tôi giao lại mất đi khoảng nửa kí lô. Mẹ tôi tái mặt trả lời không có giữ lại, lãnh bao nhiêu làm xong nhà tôi mang giao hết. Anh Bảy tỏ ý giận dữ, bảo Mẹ tôi tiếp tục về kiếm cho ra số thất thoát đó, không cho nhận hàng về làm tiếp nữa...
Mẹ tôi thất thểu ra về, lòng tủi cực vô cùng vì ám ảnh bởi ánh mắt nghi ngờ, khó chịu của anh Bảy, sự xói mói của đám công thợ làm việc tại nhà anh. Về nhà, Mẹ và em gái tìm khắp nơi mà không ra, buồn bực Mẹ bỏ cả cơm chiều. Đêm đó, Mẹ tôi gần như thức trắng vì nỗi hàm oan, đau đớn. Gia đình tôi tuy nghèo nhưng tự hào chưa từng tham lam lấy của ai một cây kim, cọng chỉ nào. Mẹ khóc đỏ cả mắt vì số phận trêu ngươi đến thế là cùng... Sáng sớm hôm sau, thằng em trai tôi đi cạy củi xe be về, xách tòn teng một túi chỉ nhựa đã xé xong về nhà. Mẹ tôi hỏi cái này đâu ra, em trai nói con thấy Mẹ nhận mủ sợi về xé có nhiều cọng cứng quá, sợ Mẹ sức yếu xé không nổi nên con lấy giấu đi rồi mang ra bãi đổ xe be, trong lúc chờ xe về con tranh thủ tước giùm cho Mẹ.
Mẹ tôi không biết nói gì, nước mắt ứa ra trong nỗi tủi mừng khôn xiết. Em trai sau khi nghe Mẹ kể lại chuyện, vội mang số mủ nhựa đó qua nhà anh Bảy giao thêm, nhận lỗi vì đã để xảy ra việc hiểu lầm đáng tiếc trên. Anh Bảy cân lại cũng vừa với số đã thất thoát, ghi sổ rồi cho em trai tôi nhận hàng mới về làm. Về sau, chị Bảy mỗi lúc giao hàng cho nhà tôi đều chọn những cọng chỉ tương đối dễ làm hơn và cũng bắt đầu đối xử tốt hơn với Mẹ tôi. Sau này, các con của anh chị Bảy đều là học sinh của anh trai tôi và cả tôi nữa. Chính tôi đã kèm lại môn Toán lớp Năm cho con gái út và một đứa cháu gái nhà anh chị Bảy khi hai cháu thi rớt đợt đầu tuyển sinh lên lớp Sáu và các cháu đã đỗ vào đợt tuyển sinh lần thứ hai với điểm Toán rất cao. Từ đó, gia đình họ mới tỏ ra quý trọng chúng tôi hơn.
Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ mãi nụ cười của Mẹ khi kể lại câu chuyện trên. Một nụ cười cam chịu, chua xót, bẽn lẽn, tủi hổ vì cái thân phận nghèo khó của mình... Có một người bạn khá thân trên blogspot không đồng ý tôi nghĩ về nụ cười của Mẹ như vậy, muốn được bổ sung " đó là nụ cười VỊ THA của một người " NGHÈO mà không HÈN " đối với cuộc đời và con người ". Mong mọi người vui lòng cho tôi được bổ sung điều đó vào bài viết này nhé!
Đáng buồn thay người nghèo luôn bị những kẻ giàu sang coi thường, hiểu nhầm, nghi kỵ, mặc dù họ không hề phạm tội mà có khi còn sống tốt đẹp, lương thiện hơn nhiều người khác gấp bao nhiêu lần!
Ngày 22/10/2013 _ VTN
Ghi chú: Đoạn văn vừa mới bổ sung vào ngày 23/10/2013, theo đề nghị của blogger huongphan.
Sao ít tải bài thế N?
Trả lờiXóaDạ. Tại lúc này em không khỏe lắm nên ít vào blogspot vì mỗi lần đọc lại bài viết cũ, em chịu không nổi Thầy ạ! Em thường ở bên Facebook hơn, cố tìm một niềm vui qua bạn bè vì họ sang đó hết cả, không mấy người còn ở blogspot. Tuy nhiên em vẫn thỉnh thoảng về đây, tìm lại những ngày vui và kỷ niệm một thời khó quên. dạo này Thầy có khỏe không ạ, vẫn viết và in sách hả Thầy ?
XóaTám chục nên nghỉ rồi, không viết gì N à. Dạo này cũng yếu luôn. chúc em vui lên nhé
Trả lờiXóaDạ, em cảm ơn Thầy ạ! Em kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe, an lạc.
XóaĐã hai năm rưỡi bà đi xa.
Trả lờiXóaThương nhớ khôn nguôi nắng xế tà
Lục trong kỷ niệm lòng xa xót
Tấm lòng của mẹ thật vị tha...
Cảm ơn anh Viết Kế nhiều â!
Trả lờiXóa